HIỂU THÊM VỀ BẢN CHẤT TIA UV VÀ KEM CHỐNG NẮNG
Việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày chỉ là bảo vệ
cho da không lão hóa sớm, cũng như ngăn ngừa việc ung thư da, bởi vì sự thật là
không có một loại kem nào có thể ngăn chặn hết được quang phổ tia UV. Nhưng
phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh.
Đừng để nám da hay ung thư rồi mới chữa trị (treatment)
lúc ấy tốn kém mà hiệu quả cực kì thấp
Vậy đâu là thủ phạm gây hại cho da?
Tia nắng mặt trời được chia làm 3 loại:
- Infrared radiation: tia hồng ngọai
- Visible light: ánh sáng nhìn thấy được
- Ultraviolet radiation: tia tử ngoại hay còn gọi là tia cực tím
Cái tên số 3 chính là kẻ thủ cho da mình. Vào một
ngày mùa hè điển hình, 96.5% trong tia UV là UVA, trong khi UVB chỉ chiếm khoảng
3.5%. Nếu so với các tia khác trên quả đất thì UVA chiếm 9.5% (như hình ở trên)
Vậy
UVA, UVB là gì?
Trước hết, các bạn tìm hiểu sơ qua cấu tạo của da
Da gồm 3 lớp từ ngoài vô trong theo thứ tự là:
- Epidermis, thượng bì hay biểu bì. Đây là phần da
mà mắt mình nhìn thấy, với 80% là tế bào keratin (keratin là thành phần của tóc
và móng tay) Bạn cứ tưởng tượng da phần thượng bì hoạt động giống như là tóc
hay móng tay vậy. Các tế bào keratin mới hình thành mỗi một phút, đẩy lớp tế
bào keratin cũ hơn lên trên. Và lớp trên cùng của thượng bì gọi là stratum
corneum, là lớp sừng, lớp da già nhứt, mình gọi nôm na là lớp da chết, dày đến
30 lớp dead keratinized cells. Lớp này có thể sẽ tự động bong tróc ra khỏi mặt
mình, hoặc mình phải tác động vào, như rửa mặt hay tẩy lớp da chết bằng scrubs,
peels, toner giấm táo…
- Dermis, trung bì. Dày hơn thượng bì, với hơn 70%
là collagen, ngoài ra còn có các sợi elastin. Collagen và elastin giúp da giữ ẩm,
tạo sự đàn hồi
- Hypodermis, hạ bì. Đây là lớp mỡ. Phụ nữ thường hay đau khổ vì mỡ bụng, hay mỡ đùi là đây
Khi nắng chiếu vào da mình, khoảng 5% tia UV sẽ bị lớp
sừng (stratum corneum) của phần thượng bì da (epidermis) đá văng đi ngay lập tức,
phần tia còn lại tiếp tục xâm nhập vào da.
Bảng
so sánh 2 loại tia UVA, UVB
TÁC HẠI CỦA
TIA UVA
|
TÁC HẠI CỦA
TIA UVB
|
Xâm
nhập vô da sâu hơn UVB, đến tận lớp trung bì (dermis) -> hại đến sự phát
triển collagen & elastin -> da mất sự đàn hồi, nhăn, lão hóa (sagging,
wrinkles and aging)
|
Chỉ
xâm nhập đến phần thượng bì (epidermis) của da và do có bước sóng ngắn hơn
-> cường độ mạnh hơn -> làm cho da bỏng đỏ (burning and reddening)
|
Làm
da rám nắng ngay lập tức nhưng không kéo dài lâu, chỉ là tạm thời thôi vì UVA
không làm tăng sự hình hành melanine
|
Làm
da rám nắng chậm hơn nhưng lâu dài (tức là da nâu luôn í) vì UVB kích thích sự
hình hành melanine
|
Có
thể xuyên qua một lớp kính dày, và xuyên qua mây mù
|
Không
thể xuyên qua kính, và bị mây phản xạ một phần
|
Hiện
diên cả ngày, bất kể trời nắng hay mưa , mùa hè hay mùa đông
|
Có
cường độ mạnh nhất từ 10h sáng đến 4h chiều
|
Thêm nữa, nếu như da mình phơi ngoài trời nắng nhiều mà không che chắn, chịu tác động từ bức xạ UVA và UVB trong một thời gian dài thì có thể gây nám da, màu da không đồng đều (uneven skin tone). UVA và UVB song bích hợp kiếm có thể hình thành các gốc tự do làm hại tế bào và dẫn đến ung thư.
3.
SPF, PA, PPD, Broad Spectrum
Khi mua kem chống nắng thì mọi người hay thấy trên
thân vỏ ghi SPF, PA+++, PPD 20, Broad Spectrum. Vậy ý nghĩa của chúng là gì?
SPF:
- Bảo vệ da chống lại tia UVB.
- SPF 15 có nghĩa là bảo vể da chống lại tia UVB hơn
15 phút.
- Cái này phụ thuộc vào da của từng người. Ví dụ như
da bạn phơi ngoài trời nắng chang chang không có gì bảo vệ hết mà khoảng 10
phút sau da có dấu hiệu đỏ lên nhè nhẹ thì 10 phút là sức chịu đựng của da bạn.
Lấy 10 nhân với chỉ số SPF là 15 (10’x15=150’) sẽ ra được số phút mà kem chống
chống có chỉ số SPF 15 bảo vệ da khỏi tia UVB.
- Sự thật là bạn nào có màu da càng sáng thì càng dễ
bắt nắng hơn.
PA:
- Chỉ số dùng ở Nhật, bảo vệ da khỏi tia UVA
- Có 4 cấp độ bảo vệ: PA+, PA++, PA+++, PA++++
- Càng nhiều dấu cộng thì có nghĩa là càng bảo vệ da khỏi tia UVA càng nhiều hơn
Khuyến cáo: Nếu bạn làm việc văn phòng, ít tiếp xúc
ánh nắng thì chỉ cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF30, SPF35 là được, vì
dùng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng gây nặng mặt.
Đối với những người thường xuyên làm việc bên ngoài, tiếp xúc với ánh nắng thường
xuyên thì nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF50
Nguồn tham khảo: chieclavotinh.blogspot.com