PHÂN BIỆT HÀNG GIẢ- HÀNG THẬT BẰNG BARCODE, LIỆU ĐÃ ĐÚNG CÁCH?

PHÂN BIỆT HÀNG GIẢ- HÀNG THẬT BẰNG BARCODE, LIỆU ĐÃ ĐÚNG CÁCH?

It’s Well plus nhận được rất nhiều thắc mắc về việc check mã code sản phẩm bằng Icheck, có 1 số khách hàng nghĩ rằng dung Icheck kiểm tra mã code không ra thì nghi ngờ nguồn gốc sản phẩm. Hôm nay it’s Well plus cung cấp tất cả các thông tin về việc check code các sản phẩm nhé. Hy vọng khách hàng sẽ có cái nhìn chính xác hơn về việc dùng các ứng dụng check code trên điện thoại

1/ Phần mềm/ ứng dụng kiểm tra barcode/ mã vạch trên điện thoại là gì?

Phần mềm  chỉ là 1 công cụ để người dùng kiểm tra thông tin, xuất xứ, (tùy theo khả năng từng phần mềm cung cấp)  của 1 tổ chức tạo ra để người dùng kiểm tra. Tuy nhiên các công cụ trên không thể cập nhập update 100% kịp thời và liên tục thông tin của tất cả các mặt hàng mỹ phẩm trên thế giới tại cùng một thời điểm được, vì 1 ngày có hàng trăm công ty sản xuất mỹ phẩm ra đời, hàng trăm nghìn mẫu mã mỹ phẩm mới của các hãng trên thế giới sản xuất ra, hàng triệu triệu các lô hàng, sản phẩm được sản xuất ra từng ngày với các mã code và ngày sản xuất, HSD khác nhau, theo thời điểm đó.

Và đúng hơn các phần mềm này sẽ chỉ cập nhật thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới có đăng ký thông tin sản phẩm với họ - hiểu đơn giản là chỉ khi nào nhà sản xuất  mỹ phẩm cung cấp thông tin sản phẩm cho các tổ chức này thì họ mới có thông tin để để mà update lên phần mềm cho người tiêu dùng check (lô hàng này sản xuất tại đâu, xuất ngày nào, hạn sử dụng đến bao lâu…), các hãng này thường là từ Châu Âu (Chanel, Dior, Bourjois… đểu là các thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới nên sẽ được các phần mềm check code đăng đầy đủ thông tin sản phẩm hơn.

Tuy nhiên có nhiều hãng họ sẽ không đăng ký hết toàn bộ các mẫu mã sản phẩm của họ lên (vì nhiều lý do, có thể do hàng tặng, hàng test, các dòng sản xuất theo chiến lược ngắn hạn, các sản phầm limited… Vì vậy ví dụ trường hợp mà bạn có đang dùng 1 sản phẩm Chanel chuẩn Authentic vừa mua tại store về nhưng khi check trên trang check code, nó cũng sẽ có thể ko ra được thông tin gì thì bạn cũng đừng lấy làm lạ (vì có thể hãng không đăng ký lên đó, hoặc chưa đăng ký, hoặc do bên tổ chức kia chưa update kịp lên phần mềm…)

2/ Vì sao có nhiều sản phẩm Hàn Quốc có sản phẩm check code thì ra mà có sản phẩm check lại không ra???

Tại Hàn quốc cũng có hàng trăm hãng mỹ phẩm từ lớn đến nhỏ, mỗi hãng mỹ phẩm lại có hàng trăm các loại sản phẩm bao gồm đồ makeup, skincare, cleansing, massage… Các hãng này có những sản phẩm tạo nên thương hiệu của họ, có sản phẩm lại chỉ sản xuất ra ngắn hạn và ngừng sản xuất ngay sau vài tháng (vì 1 lý do nào đó ), có những dòng sản phẩm lại thay đổi mẫu mã liên tục, vừa ra được tháng này thì vài tháng sau lại ra mẫu khác, có những dòng sx ra theo độ HOT của thị trường sau đó lại ngừng luôn, Có những hãng rất nổi tiếng uy tín nhiều năm (Whoo, Ohui, The Face Shop, Missha…), nhưng cũng có nhiều hãng mới thành lập chưa có tên tuổi mà các sản phẩm thì rất nhiều hoặc có những sản phẩm rất hot do chiến lươc PR  tốt đặc biệt là hướng đến thị trường tại Việt Nam vài năm trở lại đây.

Sếp mình (người Hàn Quốc) mang về 2 mặt nạ của Etude House , cũng dùng phần mềm điện thoại để check barcode  nhưng không có thông tin

Nhiều mẫu mã mới ra liên tục và không ổn định + thương hiệu chưa mạnh, nên họ cũng không đăng ký với các nhà sản xuất phần mềm mã vạch và ngược lại thương hiệu của họ cũng chưa đủ mạnh so với các thương hiệu thế giới nên các nhà sản xuất phần mềm họ cũng sẽ không theo đuổi để cập nhật vào phần mềm.

Cũng có rất nhiều trường hợp khi người dùng đi mua hàng sử dụng phần mềm check mã vạch sản phẩm tại 1 thời điểm thì lại không ra thông tin gì, nhưng một thời gian sau họ ra nơi khác mua check mã vạch thì lại có hiển thị thông tin , thì là do sự chậm trễ trong việc update mã vạch của cả 2 phía khiến thời điểm đầu người mua ko check ra và thời điểm sau thì lại check ra, việc chậm trễ này có thể kéo dài hàng tháng đối với các sản phẩm không có thương hiệu lớn.

3/ Phần mềm, trang web, check mã vạch mã code không phải là phần mềm để phân biệt hàng fake - hàng xịn!

Các phần mềm này chỉ có tác dụng chính là để check xem thông tin của sản phẩm, ngày sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, chứ nó không có tác dụng giúp các bạn phân biệt hàng fake hàng nhái.

Mã vạch sản phẩm chỉ là các con số và các ký tự mã vạch tạo nên được in trên bao bì sản phẩm, hoàn toàn có thể in nhái theo 100%, và máy quét mã vạch hay phần mềm check code thì không phải máy phân biệt "thật-giả”. Các bạn có thể lấy 1 sản phẩm có mã vạch và chup ảnh bằng điện thoại, sau đó lấy bức ảnh ở điện thoại rồi dùng phần mềm check mã vạch cũng sẽ check được ra chứ không hề cao siêu gì  => các bạn nên hiểu rằng Trung Quốc đã đi nhái nguyên 1 sản phẩm rồi thì không có lý do gì để nó ko nhái được cái mã vạch cho giống 100% cả. 

Mình đã từng check 1 cây son IOPE có giá vài chục ngàn bằng phần mềm  ra thông tin giống như khi check cây son auth IOPE mua bên Hàn

- Trong kho ứng dụng phần mềm điện thoại Android hoặc Iphone khi các bạn tìm kiếm từ khóa "check code my pham” cũng có vài phần mềm dạng tên "kiểm tra hàng fake” của 1 vài Công ty Việt Nam tạo nên để người dùng tải về sử dụng. Với cái tên tiêu đề rất hoành tráng đó, nhiều bạn không biết sẽ tưởng đó là phần mềm giúp phân biệt hàng fake hay auth hữu ích, nhưng thực ra nó chỉ là phần mềm tính mã vạch thông thường để xem xuất xứ nước nào (thay cho việc mình phải tự tính theo các bài viết hướng dẫn trên mạng, chẳng khác gì treo đầu dê bán thịt chó). Và có rất nhiều các phần mềm dạng như này với tên gọi rất hấp dẫn khiến người dùng không hiểu rõ tải về và hiểu nhầm

- Tệ hơn những phần mềm để check dạng như thế này nhưng làm "không đến nơi đến chốn” của một số cá nhân viết ra nhưng không update liên tục thường xuyên, khiến nhiều người tải về dùng, và khi check có khi sản phẩm chính hãng lại cũng không check ra thông tin gì, nhưng check bằng phần mềm khác lại ra thông tin.

- Việt Nam cũng có khá nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm, các bạn có thể check bằng phẩm mềm hoặc website sản phẩm đó, nhưng vì đất nước mình nhỏ bé và ngành mỹ phẩm không nổi tiếng, và nếu như ko ra thông tin thì không thể khẳng định nó là hàng fake đúng ko?

- Công nghệ sản xuất hàng nhái hiện nay rất tinh vi, 2 sản phẩm có thể giống đến 100% phía bề ngoài nhưng chỉ khác mùi và nguyên liện tạo nên sản phẩm bên trong, thực sự rất khó khăn trong việc phân biệt

4/ Làm thế nào để biết sản phẩm nhập khẩu chính thức từ Hàn Quốc như it’s Well plus?

Nếu bạn là khách hàng thông thái trong thời buổi thật –giả lẫn lộn như  hiện nay, thì đừng bao giờ dùng phần mềm điện thoại để xác minh  nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. KHÔNG BAO GIỜ ĐÚNG 100%, CÓ KHI BẠN MUA NHẦM HÀNG FAKE VÌ ĐIỀU NÀY.
Để xác định đúng, hãy yêu cầu phía công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường các giấy tờ pháp lý sau:
1/ Giấy ủy quyền của bên phía nhà sản xuất: có hợp ppháp hóa Lãnh sự

2/ Chứng nhận lưu hành tự do: CFS

3/ Giấy công bố mỹ phẩm của Cục quản lý Dược
Website hỗ trợ kiểm tra trực tuyển xuất xứ của sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc (bao gồm cả it’s Well plus)
http://www.gs1kr.org/Service/Member/appl/member03.asp

http://gepir.gs1.org/index.php/search-by-gtin

Note: GS1 là Hiệp hội mã số Châu Âu, có trụ sở tại Bỉ hợp tác chặt chẽ với tổ chức mã số tại các quốc gia cải thiện tính hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguồn tham khảo: Internet


  • Calendula Gift
  • yufit
  • Sophia CC
  • Facial Scrub

0

0